Lab 9 – Giao thức IP

13:37 |

A. Mục tiêu của bài lab:

Cấu hình địa chỉ IP cho các Router 1, 2 và 4 và sử dụng lệnh ping để kiểm tra kết nối giữa chúng.
B. Chuẩn bị cho bài lab:

Chúng ta sẽ sử dụng Router1, Router2, Router4.
C. Các bước thực hiện:

Cấu hình các địa chỉ IP
1. Đầu tiên, kết nối tới Router1 và đặt hostname cho nó là R1
Router>enable
Router#conf t
Router(config)#hostname R1
2. Vào chế độ Interface configuration để đặt địa chỉ IP cho cổng fa0/0 trên Router1
R1(config)#interface fa0/0
3. Đặt địa chỉ IP cho cho cổng fa0/0 này như sau
R1(config-if)#ip address 10.1.1.1 255.255.255.0
4. Kích hoạt interface fa0/0 này lên
R1(config-if)#no shutdown


5.
 Giờ đặt địa chỉ IP cho interface Serial0/0 trên R1 như sau:


6.
 Mở CLI của Router2 lên
7. Gán hostname cho nó là R2
Router>enable
Router#conf t
Router(config)#hostname R2
8. Đặt địa chỉ IP cho cổng fa0/0 trên R2 này như sau
R2(config)#interface fa0/0
R2(config-if)#ip address 10.1.1.2 255.255.255.0
9. Kích hoạt interface này lên
R2(config-if)#no shutdown


10.
 Giờ ta truy cập vào CLI của Router4
11. Gán hostname cho Router4 và sau đó đặt địa chỉ IP cho cổng Serial0/0 như sau
Router>enable
Router#conf t
Router(config)#hostname R4
R4(config)#interface Ser0/0
R4(config-if)#ip address 172.16.10.2 255.255.255.0
12. Tiếp tục kích hoạt cổng Serial0/0 trên R4
R4(config-if)#no shutdown


13.
 Kết nối trở lại tới Router1
14. Thử ping tới cổng fa0/0 trên Router2
R1(config-if)#ping 10.1.1.2
15. Thử ping tới cổng Serial0/0 trên Router4
R1#ping 172.16.10.2


16.
 Kiểm tra và bảo đảm trạng thái đường kết nối và trạng thái giao thức của các interface trên Router đều “UP”


17. Xem nội dung của running-config và kiểm tra xem việc đặt IP đã đúng chưa
R1#show running-config
18. Xem thông tin chi tiết về IP cho mỗi interface
R1#show ip interface

Tài liệu tham khảo: Stand Alone labs for CCNA
Read more…

Lab 8 – Cấu hình các cổng giao tiếp (interface)

13:30 |

A. Mục tiêu của bài lab:

Biết cách kích hoạt và xem thông tin các interface trên một router.

B. Chuẩn bị cho bài lab:

Chúng ta sẽ sử dụng Router1 và Router2.

C. Các bước thực hiện:

1. Trên Router1, vào Global Configuration mode
Router>enable
Router#conf t
Router(config)#hostname R1
2. Giờ ta sẽ cấu hình cho interface FastEthernet (Fa). Để làm điều này, ta cần truy nhập vào chế độ cấu hình cho interface (Interface Configuration mode – viết tắt là config- if). Gõ lệnh sau để vào “config- if” dành cho Fa0/0
R1(config)#interface Fa0/0
R1(config-if)#
3. Để xem tất cả các câu lệnh hiện có thể sử dụng trong “config- if”
R1(config-if)#?
4. Trong đó, lệnh shutdown được dùng để tắt/vô hiệu hóa interface shutdown Shutdown the selected interface
Để làm điều ngược lại của một lệnh nào đó, ta thêm chữ “no” đằng trước lệnh đó.
Vậy lệnh sau sẽ giúp ta kích hoạt lại Fa0/0 trên Router1
R1(config-if)#no shutdown
5. Giờ thêm phần mô tả cho interface này
R1(config-if)#description This is FastEthernet0/0 interface on the Router1
6. Để xem phần mô tả vừa thiết lập ở trên ta trở lại Privileged mode và thực hiện lệnh
show interface.
R1(config-if)#end
R1#show interface



7. Bây giờ ta kết nối tới Router2 và vào chế độ “config-if” của Fa0/0
Router#conf t
Router(config)#hostname R2
R2(config)#interface Fa0/0
8. Kích hoạt interface này lên
R2(config-if)#no shutdown
9. Hiện tại cổng Fa0/0 trên R1 được nối với cổng Fa0/0 trên R2 và cả 2 cổng Fa0/0 ở 2 đầu của kết nối này đều đã được enable để chúng có thể “thấy” nhau bằng cách sử dụng CDP. Chạy lệnh sau trên R2 để xem tất cả các Cisco router đang được kết nối trực tiếp với nó.
R2(config-if)#end
R2#show cdp neighbors

Cấu hình và xem xét thông tin về các interface
Xem xét các interface

Router có thể có nhiều loại interface như token ring, FDDI, Ethernet, Serial, ISDN… Thường ta muốn xem trạng thái về các thiết lập của chúng. Có một vài lệnh quan trọng cần nắm ở đây và show interfaces là một trong những lệnh quan trọng hơn cả
Router#show interfaces
Lệnh trên sẽ xuất ra các thông tin về mỗi interface. Trong trường hợp này, ta thấy rằng interface Fa0/0 đang bị tạm ngưng hoạt động (administratively down). Điều này có nghĩa là cổng Fa0/0 bị tắt bởi lệnh shutdown




Bạn có thể xem thông tin chi tiết về một interface cụ thể nào đó, ví dụ Serial0/0, với lệnh sau:
Router#show interface Seria0/0
Còn để xem thông tin tóm lược của tất cả các interface, ta có lệnh:
Router#show ip int brief


Điều này giúp ta nhận diện nhanh chóng trạng thái của tất cả các interface
Xem xét các Controller
Controller là bộ phận của interface có nhiệm vụ tạo ra các kết nối vật lý. Điều quan trọng nhất mà ta cần biết là loại cáp nào được gắn vào cổng Serial.
Cáp DTE (data terminating equipment) là loại cáp mà ta thường hay sử dụng. DTE có nghĩa rằng ta đang mong chờ đầu cuối bên kia cung cấp clocking.
Cáp DCE (data circuit-terminating equipment) có nghĩa là thiết bị này sẽ phải cung cấp clocking trên đường truyền.
Lệnh show controllers sẽ giúp ta biết được interface nào đó là DCE hay DTE.
Router#show controllers Serial0/0


Cấu hình cho interface
Nếu một interface nào đó bị khóa lại bởi lệnh shutdown (administratively down). Bạn phải vào Configuation mode (config), sau đó truy nhập vào Interface Configuation mode (config- if) dành cho interface đó, và cuối cùng, chạy lệnh no
shutdown. Dưới đây là hình minh họa cách kích hoạt cho interface Fa0/0 trên
Router1.

Nếu interface là DCE, bạn phải cung cấp giá trị clocking sử dụng lệnh clock rate.

Thật hữu ích để thêm phần mô tả ý nghĩa của interface sử dụng lệnh description.

Sử dụng lệnh show running-config hoặc show interfaces hoặc show controllers để xem những thay đổi mà ta vừa tạo ra ở trên.

Tài liệu tham khảo: Stand Alone labs for CCNA
Read more…

Lab 7 – Lệnh copy

13:30 |

A. Mục tiêu của bài lab:

Giới thiệu về các lệnh copy mà Cisco IOS hỗ trợ

B. Chuẩn bị cho bài lab:

Chúng ta tiếp tục sử dụng Router1.

C. Các bước thực hiện:
1. Hiển thị dấu nhắc lệnh
Router>
2. Vào Privileged mode Router>enable Router#
3. Hiển thị “running-config” hiện tại được lưu trong bộ nhớ RAM.
Router#show running-config
4. Thử hiển thị nội dung của file cấu hình được lưu trữ trong bộ nhớ NVRAM (dữ liệu trong NVRAM vẫn còn nguyên vẹn ngay cả khi không có nguồn điện cung cấp cho router), file này được gọi là startup-config. Hiện tại chúng ta chưa lưu cấu hình vào NVRAM nên không có bất kỳ nội dung nào được hiển thị ở đây

5. Copy nội dung của running-config trong RAM vào NVRAM. Khi router khởi động, nó sẽ nạp cấu hình được lưu trữ trong NVRAM này.
Router#copy running-config startup-config
6. Bây giờ, hiển thị cấu hình được lưu trong NVRAM.
Router#show startup-config

7. Nếu muốn router khởi động lên mà không nạp bất kỳ cấu hình nào (sau đó ta sẽ cấu hình lại cho router từ đầu) thì ta có thể xóa startup-config và nạp lại router. Để xóa cấu hình trong NVRAM, ta gõ
Router#erase startup-config
8. Giờ ta cần nạp lại router. Router báo cho ta biết là hiện có một cấu hình đang nằm trong RAM và hỏi ta xem có muốn lưu lại cấu hình đó vào NVRAM trước khi nạp lại router không. Vì ta không muốn lưu lại running-config nên ta sẽ chọn no
Router#reload

9. Sau router khởi động lại xong, giờ ta xem lại file startup-config. Vì ta đã không lưu lại nó ở bước 8 nên hiện không có thông tin nào trong startup-config cả.
Router#show startup-config
10. Giờ ta đổi hostname cho router thành BKNP
Router#config terminal
Router(config)#hostname BKNP
BKNP(config)#exit
BKNP#

11. Sau khi đổi hostname, ta sẽ reload router và khi được hỏi ta sẽ đồng ý lưu lại cấu hình vừa thay đổi này.
BKNP#reload
12. Sau khi router reload xong, chuỗi BKNP xuất hiện trong dấu nhắc lệnh.
Tài liệu tham khảo: Stand Alone labs for CCNA
Read more…

Lab 6 – Thiết lập thông báo khi đăng nhập vào router

13:29 |

A. Mục tiêu của bài lab:

MOTD là thông báo được hiển thị khi ai đó đăng nhập vào router. MOTD có thể được sử dụng để cung cấp thông tin về router hoặc hiển thị các thông báo về báo về bảo mật.
B. Chuẩn bị cho bài lab:
Chúng ta tiếp tục sử dụng Router1.
C. Các bước thực hiện:

1. Kết nối tới Router1 và vào Privileged mode
Router>
Router>enable Router#
2. Vào Configuration mode
Router#config t
Router(config)#
3. Gõ vào câu lệnh banner motd và tiếp sau đó là một ký tự định giới hạn (delimiting character). Ký tự định giới hạn sẽ được gõ vào tại phần cuối của dòng thông báo để router sẽ biết được là khi nào ta hoàn thành việc gõ vào thông báo. Ký tự thường sử dụng nhất là “z”.
Router(config)#banner motd z
Enter TEXT message. End with the character 'z'.
4. Bây giờ, ta sẽ gõ vào thông báo muốn hiển thị lúc đăng nhập vào router, khi cần kết thúc việc gõ thông báo ta sẽ gõ ký tự “z” và nhấn Enter thì lập tức thông báo sẽ được router lưu lại. Ví dụ, để thiết lập MOTD là dòng chữ 
“Chao mung ban den voi Cisco router” thì gõ Chao mung ban den voi Cisco router z

5. Để xem thông báo trên, ta thoát khỏi Configuration mode và sau đó thoát khỏi router.
Nhấn Enter để quay trở lại và ta sẽ thấy được thông báo vừa đặt ở trên



Tài liệu tham khảo: Stand Alone labs for CCNA
Read more…